Những điều không nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất ái ngại, khó xử vì họ đã không thể giúp bạn. Đừng để điều này gây phiền lòng nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến kết quả khách quan của cuộc phỏng vấn.


Bạn đang chờ đợi kết quả của cuộc phỏng vấn gần nhất với tâm trạng phấn khởi? Bạn tin chắc rằng mình có cơ hội được tuyển dụng? Nhưng bạn vẫn chưa nhận được bất kỳ hồi âm nào từ phía nhà tuyển dụng. Hãy thử kiểm điểm xem bạn đã hỏi những điều “không nên hỏi” nào làm nhà tuyển dụng phật ý.

Hãy suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng

Biết cách đặt câu hỏi để tạo sự tương tác với nhà tuyển dụng là phương thức thông minh gây được ấn tượng mạnh. Nhưng không phải lúc nào những câu hỏi đặt ra cũng giúp bạn ghi điểm. Sau đây là những điều bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng, tham khảo những thông tin dưới đây phần nào sẽ giúp bạn tránh những sai sót không đáng có trong những lần phỏng vấn sau. Những câu hỏi phá hỏng cuộc phỏng vấn Lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh? Nếu bạn đưa ra câu hỏi này thì 90% bạn đã bị đánh trượt. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thực sự thất vọng, vì ứng viên tham gia ứng tuyển lại không “ nằm lòng” những kiến thức cơ bản nhất về tình hình hoạt động doanh nghiệp. Như vậy, làm cách nào bạn có thể theo kịp tiến độ công việc mà công ty giao phó? Không quan tâm đến mức lương? Rõ ràng rằng cả bạn và nhà tuyển dụng đều muốn thõa thuận rõ ràng về mức lương. Nhà tuyển dụng mong muốn hiểu bạn muốn hướng đến mức lương nào. Về phía ứng viên- là bạn lại càng mong muốn một mức lương phù hợp với năng lực cá nhân. Nếu vậy bạn không nên hỏi vòng vo về mức lương, thay vào đó là cách đặt câu hỏi thẳng thắn, đi đúng vào trọng tâm chính. Đừng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bị mất thời gian ở một vấn đề có thể được rút ngắn.


Ứng viên nên bày tỏ thẳng thắn về mức lương mà bạn mong muốn

Công ty có thể làm được gì cho bạn? Có thể đây là điều mà bạn thực sự quan tâm, nhưng với câu hỏi này thì trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ bị đánh giá là ứng viên kiêu ngạo. Câu hỏi này chẳng mang lợi ích gì cho bạn, ngược lại nó sẽ đánh rớt bạn một cách nhanh chóng. Điều bạn nên làm đó là nhấn mạnh về những đóng góp mà bạn có thể làm được cho công ty. Hãy kể nhà tuyển dụng nghe về những nỗ lực mà bạn đã đạt được nhờ sự giúp đỡ của quản lý trước. Hãy khoan hỏi về tiền thưởng và sự thăng tiến, nếu bạn thực sự có năng lực thì chắc chắn bạn sẽ được thưởng một cách xứng đáng. Những điều nên tránh Sau đây là một vài điều bạn nên tránh trong cuộc phỏng vấn, ghi nhớ những điều này sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có. Kể về hoàn cảnh bản thân Bạn chắc chắn rất cần người chia sẻ về công việc, gia đình, về những rắc rối mà bạn đang gặp phải. Nhưng điều này không nằm trong một cuộc phỏng vấn mang tính chất trang trọng. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất ái ngại, khó xử vì họ đã không thể giúp bạn. Đừng để điều này gây phiền lòng nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến kết quả khách quan của cuộc phỏng vấn.

Hãy thận trọng khi đặt những câu hỏi

Kể xấu nơi làm việc cũ Đây là một điều tối kỵ bạn không được phép nói, kể cả khi nơi làm việc cũ có tồi tệ hay như “địa ngục” đến mức nào. Đặt giả thuyết nếu nhà tuyển dụng tuyển bạn, vậy khi rời công ty bạn sẽ lại kể xấu nơi làm việc này như cách bạn đã từng làm? Đừng vì một phúc bốc đồng trong suy nghĩ mà hủy hoại một cơ hội việc làm của bạn. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời ghi điểm. Còn bây giờ, bạn nên ghi chép những thông tin trên đây để làm nguồn tài liệu sử dụng khi cần. Kết quả không như mong đợi ở cuộc phỏng vấn lần này không có nghĩa là bạn sẽ thất bại trong những lần sau, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, vì vậy đừng bao giờ nản lòng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *