Nghề phi công: nghề làm chủ bầu trời với nhiều đam mê và rủi ro
Chính những bước kiểm tra ngặt nghèo và khắt khe kể trên làm tỉ lệ ứng viên được tuyển chọn chỉ còn lại rất ít so với lúc hồ sơ nộp vào ứng tuyển, nguồn nhân lực cho nghề lúc nào cũng thiếu thốn và tốn rất nhiều chi phí đào tạo.
Việc máy bay chở gần 250 hành khách của hãng hàng không Malaysia Airline mất tích đã khiến nghề phi công bị liệt vào danh sách nghề nhiều rủi ro. Thế nhưng đây lại là một công việc thú vị với thu nhập cao và tiêu chuẩn đào tạo khắt khe.
Nghề nhiều rủi ro
Là người giữ vai trò rất quan trọng trên tất cả các chuyến bay, trách nhiệm cao cả của người phi công là phải đảm bảo cho hành khách được an toàn trong suốt quá trình bay. Sự thay đổi về khí hậu, khoảng cách địa lý, các lỗi kĩ thuật cũng như rủi ro, trục trặc nhỏ trong suốt quá trình bay luôn là điều không thể tránh khỏi. Lúc đó việc cứu hộ hay hỗ trợ là bất khả thi. Thực tế cho thấy tất cả các tai nạn máy bay đã xảy ra đều gây hậu quả cực kì nghiêm trọng và thảm khốc. Có thể nói tính mạng của hành khách và chính bản thân đều nằm trong tay phi công.
Trước những tình huống ngàn cân treo sợi tóc ấy buộc người phi công phải thật sự bản lĩnh để đảm bảo chuyến bay hạ cánh an toàn. Bên cạnh đó, việc định vị không gian bằng trực giác, độ nhạy bén khi cầm vô lăng cũng vô cùng khó khăn bắt buộc người cầm lái phải trải qua quá trình học hỏi nghiêm túc mới có thể hoàn thành tốt.
Đào tọa khắt khe với tiêu chuẩn cao
Để trở thành phi công, trước tiên phải trải qua các kỳ thi về kiến thức, sức khỏe cũng như phải đạt được các tiêu chuẩn về trình độ mà yêu cầu của nghề đặt ra: ngoại hình phải cân đối, dễ nhìn, không dị tật.
Bên cạnh đó, ứng viên phải có khả năng sử dụng tiếng anh thật tốt cũng như vượt qua được các bài kiểm tra khác, chỉ cần “mắc lỗi” một chỗ nào đó thì giấc mơ trở thành phi công sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, có những ứng viên hội tụ đầy đủ các yếu tố này và vượt qua được các vòng thi nhưng đến vòng kiểm tra chuyên biệt cho ngành hàng không đành ngậm ngùi từ bỏ ước mơ vì những “trục trặc” rất nhỏ.
Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình…mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo. Do phải tiếp xúc với hệ thống máy móc phức tạp trong khoang lái hay việc phải quan sát mọi vật xung quanh một cách linh hoạt nên phi công phải có khả năng quan sát nhạy bén và thị lực tốt tuyệt đối. Các ứng viên được đo thị lực nhìn xa, kiểm tra mù màu.
Nghề nghiệp “hoàn hảo” cho các bạn trẻ
Chính những bước kiểm tra ngặt nghèo và khắt khe kể trên làm tỉ lệ ứng viên được tuyển chọn chỉ còn lại rất ít so với lúc hồ sơ nộp vào ứng tuyển, nguồn nhân lực cho nghề lúc nào cũng thiếu thốn và tốn rất nhiều chi phí đào tạo.
Niềm vui của những người phi công là “Cảm giác nhìn lên chạm vào mây, nhìn xuống mênh mông biển nước bé nhỏ, được đặt chân lên những mảnh đất mới lạ, khám phá những miền đất mới.. “. Cùng với cảm giác đó là mức lương khá hấp dẫn với khoảng 20 triệu đồng/tháng chưa tính các khoản phụ cấp. Và tậu kha khá món hàng “lưu niệm” giá trị.
Hình ảnh các phi công với đồng phục và cái nhìn quyết đoán vẫn luôn là hình tượng hấp dẫn những bạn trẻ đam mê và sẵn sàng thử thách./.
Leave a Reply