Bí quyết chọn ngành rộng để dễ kiếm việc làm hơn
Thêm vào đó, trong xu thế phát triển, một số ngành học sẽ giao nhau, hợp nhất lại với nhau, tạo nên những ngành học rộng. Sinh viên học những ngành học này có nhiều cơ hội việc làm phù hợp.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy những ngành có phạm vi đào tạo rộng sẽ giúp người lao động dễ có việc làm, còn những ngành phạm vi đào tạo hẹp hoặc chuyên biệt đặc thù sẽ khó xin việc – là nhận định của bà Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội.
Cũng theo bà, thí sinh dự thi ĐH thì 5 năm sau, nhu cầu xã hội còn nhiều biến động, vì vậy thí sinh nên chọn những ngành đào tạo liên thông, phạm vi đào tạo rộng mang tính chất đa ngành, liên ngành chứ không nên tập trung vào những ngành chỉ đào tạo kỹ năng thì khi ra trường sẽ dễ tìm được việc làm.
Theo các số liệu rút ra từ cuộc điều tra mang tính lịch đại đối với nhóm người Mỹ sinh trong gia đoạn 1957-1964 (phỏng vấn lần đầu vào năm 1979 và lần cuối vào năm 2009) của Phỏng Thống kê lao động thuộc Bộ lao động của Hoa kỳ, mỗi người làm trung bình 11 loại công việc khác nhau trong giai đoạn từ 18-44 tuổi. Trong đó, độ tuổi thay đổi công việc nhiều nhất là giai đoạn 18-22 tuổi với trung bình 4,4 công việc. trong khi ở giai đoạn từ 39-44 tuổi, mỗi người chỉ làm trung bình hai công việc mà thôi. Như vậy, độ tuổi càng trẻ, việc thay đổi công việc càng nhiều và ngược lại.
Xét về mặt giới tính, nam giới có sự thay đồi công việc nhiều hơn so với nữ giới (11,4 công việc so với 11, 7). Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi công việc nơi cá nhân. Cụ thể như với nhóm nam không có bằng trung học, số lượng công việc làm trong giai đoạn 18-44 tuổi là 13,3 việc, trong khi với nhóm có bằng cử nhân trở lên, số công việc trung bình chỉ là 11. Có thể do học vấn thấp nên công việc không ổn định, thu nhập không cao khiến người ta dễ dàng thay đổi công việc hơn những người có học vấn cao.
Mặc dù tại Việt Nam chưa có những khảo sát kiểu như vậy, nhưng qua các số liệu từ cuộc điều tra trên cho thấy trong suốt cuộc đời lao động rất ít người chỉ làm một công việc duy nhất mà luôn luôn thay đổi, trừ những người làm những nghề có tính chất đặc thù như bác sĩ, giáo viên, tức có rất ít khả năng học ngành nào suốt đời chỉ làm một công việc duy nhất.
Như vậy, các học sinh cũng không nên băn khoăn và không nên nghĩ rằng mình chọn học ngành nào thì sau này sẽ chỉ làm công việc của ngành đó, bởi nhu cầu xã hội, sự biến đổi của xã hội là quá trình diễn ra liên tục nên cơ cấu nghề nghiệp cũng thay đổi theo chứ không cố định.
Thêm vào đó, trong xu thế phát triển, một số ngành học sẽ giao nhau, hợp nhất lại với nhau, tạo nên những ngành học rộng. Sinh viên học những ngành học này có nhiều cơ hội việc làm phù hợp.
Do vậy, khi chọn học ngành nghề nào cũng nên chú trọng những ngành nghề có biên độ ứng dụng rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại công việc khác nhau, có thể học cao lên nữa chứ không nên chọn lọc những ngành học có biên độ ứng dụng quá hẹp, trừ những ngành đặc thù đã nói bên trên.
Leave a Reply